Nhà ông Trần Văn Hổ Bình Dương

Nhà ông Trần Văn Hổ Bình Dương
Ngôi nhà tọa lạc số 18 đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ông Trần Văn Hổ (Tự Đẩu) – nguyên là Đốc Phủ Sứ thời thuộc Pháp. Công trình được thân sinh ông Đẩu là cụ Trần Văn Lân (tương truyền cụ Lân giỏi chữ nho và tinh thông khoa địa lý) xây dựng năm Canh Dần (1890), tháng Trọng Xuân (tháng hai), nhằm niên hiệu Thành Thái thứ 02 cách ngày nay (2007) là 115 năm, được công nhận di tích Quốc gia ngày 29/4/1993, tổng diện tích còn lại là 1.296m2.
 
Mặt chính diện ngôi nhà quay về hướng Tây Nam, hướng sông Sài Gòn. Ngôi nhà nguyên là một khu nhà lớn gồm: nhà chính, nhà phụ, khu chuồng ngựa… Nhưng từ sau ngày giải phóng, do không có chủ bảo quản được nhà nước tiếp quản thu giữ. Hiện chỉ còn lại một ngôi nhà chính, đây là ngôi nhà lớn của gia đình được dùng chủ yếu là để thờ cúng ở gian giữa.
 
Kiến trúc truyền thống và sự bày trí mang phong cách vương quyền
Trước sân nhà được che phủ bởi cảnh thiên nhiên thu nhỏ của vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ được trang trí đầy đủ cảnh sinh hoạt “Ngư - Tiều - Canh - Mục”. Ngôi nhà có dáng dấp nhìn từ ngoài vào hơi thấp, với mái ngói rêu phong, tạo cảnh sắc thiên nhiên của sự cổ kính, thanh tịnh, tách hẳn với ồn ào náo nhiệt của cảnh phố chợ bên ngoài.  
 
Bước vào bên trong là cảnh phô trương, thể hiện sự sung túc vật liệu toàn là gỗ quý như Cẩm Lai, Giáng Hương, Gõ, Sến, mật… được sử dụng bày trí lớp lớp, từ mái nhà xuống cửa võng và cả bậc ngạch. Từ những song gỗ, đường nét ô vuông đến các mảng phù điêu tấc cả đều được bố trí đối xứng đến từng chi tiết, tạo nên bề thế trang nghiêm, thể hiện sự tôn ti, nề nếp và phong cách vương quyền.
 
Lối kiến trúc của ngôi nhà theo dạng chữ “Đinh”, tổng diện tích xây dựng là 200m2 . Ngôi nhà xây dựng theo kiểu 3 gian, 02 chái gồm 36 cột tròn, 6 hàng cột tròn từ trước ra sau, mỗi hàng là 6 cột được kê toàn bộ trên đá tảng, nền lát gạch tàu. Ngoài ra, phía bên trái ngôi nhà có 3 cửa dạng một cánh được thông ra ngoài, trừ mặt tiền của ngôi nhà, còn lại 3 mặt bên được xây tường gạch. Mái ngói âm dương dài thoai thoải … Từ hệ thống mái vững chắc, có phần hơi thấp, bên trong nội tự được ngăn đôi bức tường giả hình chữ U tạo chiều sâu. Mảng giữa tường và khánh thờ là các bức Hoàng phi được sơn son thép vàng, các bức liễng bằng những câu đối cẩn xà cừ đính trên cột.
 
Gian giữa của ngôi nhà là nơi thờ cúng trang nghiêm
Gian giữa phía trên là khám thờ với tấm Thủ quyển chạm nổi hình Tứ linh hoàng tráng, giữa bức thủ quyển ấy là ba hàng chữ đề danh hiệu các vị thần được thờ. Phía trái là thờ thần Táo với danh hiệu “Đông Trù Tư Mạng”, giữa là thờ trời với danh hiệu “Hiệp Thiên Đại Đế”, bên phải thờ phúc thần với danh hiệu “Phúc Đức Chánh Thần”, phía dưới thờ gia tiên nhiều đời, hai bên nơi thờ chính là hai câu đối:
 
Canh độc lưỡng đồ, độc khả vinh thân, canh khả phú
Cần kiệm nhị, cần năng sáng nghiệp, kiệm năng doanh.
 
Dịch nghĩa là: Cày ruộng và đọc sách là hai con đường: đọc sách có thể hiển vinh. Còn cày ruộng chắc là giàu có. Hai chữ cần và kiệm thì cần (siêng năng) ta có thể dựng nên sự nghiệp, còn tiết kiệm cũng có thể đủ đầy.
 
Ở hai bên phải và trái, có hai bức thờ cẩn xà cừ rất công phu và độc đáo. Bức bên phải đề hai chữ “Hạc Toán” (sống lâu như tuổi Hạc), bức bên đề “Qui Linh” (tuổi thọ như rùa thiêng). Bốn chữ ấy đều cẩn ốc xà cừ với lối viết cách điệu, mỗi nét chữ là hình ảnh của chim muông hoa lá tạo thành. Hai bên mỗi bức thờ là đôi câu đối viết kiễu chữ “Chân lư” – một loại chữ mà cho đến nay chưa đọc được.
 
Nghệ thuật chạm trỗ rất tinh xảo
Lớp cửa thứ hai, tất cả đều chạm nổi, khắc chìm, khắc lộng… thể hiện toàn bộ trên các khung cửa, cách cửa. Khung cửa chính dựng theo lối Tam quan, ở đây là một bức tranh khá hoàng tráng với cảnh có hình bán nguyệt được trổ lộng, thể hiện cảnh lầu son gác tía ở cung đình. Bề mặt của khung cửa chạm trỗ Tứ thời, bên trên là đề tài “Mai, Lan, Cúc, Trúc” bên dưới đề câu đối, tạo nếp hài hoà sinh động. Phần thể hiện các đề tài trên cửa được chia ra các ô vuông, ô chữ Nhật thể hiện Tứ Linh: Long với sóng nước vân mây, Lân với cuộc giấy, Qui với chân đèn, Hạt với cây Tùng, các hoa văn tứ hữu “Mai Lan Cúc Trúc” với những đường diềm chi tiết khéo léo được phân bố hợp lý nét chạm kỹ, tinh tế.
 
Các tấm lá gió đường diềm ở giữa cột được gia công, chạm lộng, hình chữ thọ, các chắn song song đều nhau, ngăn cách một cách chuẩn mực. Ở dây công trình chạm lộng nhiều chủ đề khác nhau nhưng vẫn tập trung của 02 đồ án trang trí chính: Đồ án trang trí theo các đề tài tôn giáo Phong kiến như: Tứ Linh; Đồ án trang trí dân gian: lấy thảo mộc, hoa quả làm chủ đề chính. Mỗi chủ đề là sự thể hiện một mảng tâm hồn, một phần đời sống, một cảnh thiên nhiên với nhiều ý nghĩa khác nhau.
 
Với lối kiến trúc qui mô khép kín của ngôi nhà truyền thống Việt Nam vào thế kỷ 19, ngôi nhà đã để lại cho Bình Dương một công trình kiến trúc cổ, góp một phần giá trị lịch sử - nghệ thuật truyền thống dân tộc thật quý, minh chứng cho sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của vùng đất và con người Bình Dương, cả trong quá khứ cũng như hiện tại. Thật đáng được trân trọng và gìn giữ.
Ở hai bên gian thờ giữa là hai buồng (phòng) chủ nhà; buồng ông và buồng bà.Trên hai cửa buồng có hai bức hoành đề: Ngự dược, Diên phi (cá nhảy, diều bay: Có ý mong thi dậu hoặc thăng quan lên chức). Nơi đây còn có các bao lam đều trang trí đẹp, công phu. Đối xứng hai bên hông buồng ngủ là hai tủ đứng cẩn xà cừ đẹp…
chia sẻ ảnh đẹp check in
Tin bài liên quan khác
TOP ĐIỂM ĐẾN
Cô Tô Cô Tô
53 khách sạn
Biển Hải Hòa Biển Hải Hòa
11 khách sạn
Hải Tiến Hải Tiến
29 khách sạn
Sầm Sơn Sầm Sơn
70 khách sạn
Đà Lạt Đà Lạt
102 khách sạn
KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU
Chiêm ngưỡng những hình ảnh và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo.
Chiêm ngưỡng những hình ảnh đầu tiên và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo. Một địa điểm Mới - Đẹp - Lạ tại Sapa năm 2022. ...
Khách sạn Việt Nam được hotel84.com quảng bá và cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách sạn giá tốt nhất, thông tin về các Khach san cho chuyến công tác hay kỳ nghỉ thú vị đầy kỷ niệm của du khách.