Miếu Mộc Tổ Bình Dương

Miếu Mộc Tổ Bình Dương
Nghề mộc là một trong ba ngành nghề thủ công truyền thống như: Gốm Sứ, Sơn Mài đã tồn tại lâu đời trên đất Thủ - Bình Dương, gắn liền với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất hơn 300 năm. Nghề mộc đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
 
Kể từ khi hình thành cho đến nay, với những gì ngành nghề đem lại, từ lợi nhuận kinh tế đến vẽ đẹp độc đáo được tạo ra trên sản phẩm khiến cho con cháu và đặc biệt là những người đã sinh ra và lớn lên trong ngành nghề này không thể không lập miếu để thờ phụng và tôn vinh người đã có công sáng lập ra ngành nghề.
 
 
Đặc biệt, nghề mộc ở đây đã được dựng lên ngôi miếu để thờ tổ nghề gọi là Miếu Mộc Tổ. Ngôi miếu được xây dựng vào năm 1944, do chính các nhà doanh nghiệp ngành mộc đứng ra vận động trong giới nghề thành lập. Hiện ngôi miếu tọa lạc tại khu 2- khu phố Long Thới, thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
 
Với diện tích 89,74m2. Miếu được xây dựng theo kiểu nhà dân gian gồm ba gian, hai mái. Với xuyên trính được làm bằng gỗ, cột, tường, xây bằng gạch, xi măng, mái lợp ngói vãy cá, nền lót gạch tàu. Phía trước, ôvăng đổ bê tông cốt thép co tạo dốc, thành mái chắn với bốn cột trụ đổ bằng bê tông tạo thêm hành lang rộng rãi thoáng mát. Trên ôvăng có đắp ba chữ “ Miếu Mộc Tổ” chữ  được sơn bằng màu đỏ. Trong miếu, với gian chính thờ Lỗ Ban Tiên Sư, hai gian hai bên là thờ tả ban và hữu ban. Bàn thờ chính được làm bằng gỗ với những hoa văn chạm khắc tinh xảo thể hiện sự phát triển của ngành nghề mộc rất cao. Trên bàn thờ được khắc hai chữ Hán là Lỗ Ban, cùng với đôi liễn trang trí hai bên bài vị:
 
Nhất tổ đương niên khai đạo phóng
Nhị nghi thùy tượng túc thành cao
 
Dịch nghĩa:
Thứ nhất, ngày xưa ông tổ khai mở nghề
Thứ hai, ngày nay thờ cúng gìn giữ thanh cao.
 
Miếu Mộc Tổ là một thiết chế tín ngưỡng dân gian. Miếu lập nên với mục đích là để tôn vinh và thờ cúng ông tổ ngành mộc là Lỗ Ban Tiên Sư.
 
Lỗ Ban tiên sư tên thật là Công Thâu Ban, người nước Lỗ nên được gọi là Lỗ Ban. Sinh thời ông làm Công bộ Thượng thư, rất có tài về ngành xây dựng, theo truyền thuyết kể rằng:
 
Lỗ Ban Tiên Sư là một người thợ thủ công nổi tiếng ngày xưa của Trung Quốc. Trong quá trình lao động lâu dài, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệp phong phú, sáng tạo nhiều dụng cụ sản xuất. Vì thế cho nên mọi người đều rất kính trọng ông, xem ông là người tiêu biểu của nghững người thợ thủ công ưu tú trong lịch sử Trung Quốc, tôn ông là ông tổ của ngành mộc, chẳng những là ở Trung Hoa mà còn là ở một số nước láng giềng trong đó có Việt Nam.
 
Miếu được xây dựng nên để tỏ lòng biết ơn, tôn kính ông tổ nghề, mà qua đó thể hiện tính đoàn kết của giới nghề mộc, xây dựng trong việc làm ăn sinh sống. Họ cùng nhau đã đưa nghề mộc - nghề tiểu thủ công truyền thống tồn tại phát triển cho đến ngày nay.
 
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, miếu còn là nơi để quân và dân ta hoạt động cách mạng của địa phương. Nơi họp mặt với hình thức tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ ngành mộc nhằm che mắt địch, làm cho địch không nhận diện được nơi sinh hoạt của ta. Chính vì vậy, miếu được xây xong nhưng chưa kịp khánh thành thì đã bị quân giặc phát hiện. Thực dân Pháp cùng bọn tay sai chúng đã thẳng tay đàn áp, chém giết bất cứ những ai mà chúng tình nghi là tham gia hoạt động cách mạng tại đây. Do vậy, miếu bị đóng cửa lãng quên một thời gian dài.
 
Sau năm 1975, phòng văn hóa huyện Thuận An sử dụng làm nhà truyền thống từ năm 1976 đến đầu năm 1978, rồi bỏ trống không sử dụng nên ngôi miếu bị xuống cấp nhiều. Đến năm 1997, Mặt trận tổ quốc huyện Thuận An cùng Ban nghi lễ của Đình Phú Long và đặc biệt là giới kinh doanh sản xuất ngành mộc thị trấn Lái Thiêu đã thành lập ban vận động do ông Lê Văn Ngọc làm trưởng ban. Ban đã tổ chức vận động kinh phí trùng tu lại ngôi miếu được khang trang và khánh thành đúng ngày giỗ tổ 13/6 (Am lịch ), nhằm ngày 17/7/ 1997.
 
Về với Miếu Mộc Tổ hôm nay là về với lễ hội truyền thống dân gian thể hiện lòng biết ơn và tôn vinh ngành nghề mộc, thể hiện tinh thần đoàn kết của cộng đồng dân cư, với sự kiên trung, ý chí đấu tranh, lòng dũng cảm của nhân dân ta trong thời chiến cũng như trong thời bình. Đến với ngôi miếu là dịp để cầu tổ ngành mộc phù hộ xây dựng ngành nghề ngày được sáng ngời hơn, trong sự phát triển nghề thủ công truyền thống đã tồn tại lâu đời trên đất Bình Dương.
 
Ngôi miếu đã để lại dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển của nghề mộc và sơn mài trên đất Bình Dương. Miếu Mộc Tổ được xếp hạng là di tích cấp tỉnh ngày 2 tháng 06 năm 2004, của Uỷ Ban nhân tỉnh Bình Dương. Tổng diện tích là 145.69m2.
chia sẻ ảnh đẹp check in
Tin bài liên quan khác
TOP ĐIỂM ĐẾN
Cô Tô Cô Tô
53 khách sạn
Biển Hải Hòa Biển Hải Hòa
11 khách sạn
Hải Tiến Hải Tiến
29 khách sạn
Sầm Sơn Sầm Sơn
70 khách sạn
Đà Lạt Đà Lạt
102 khách sạn
KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU
Chiêm ngưỡng những hình ảnh và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo.
Chiêm ngưỡng những hình ảnh đầu tiên và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo. Một địa điểm Mới - Đẹp - Lạ tại Sapa năm 2022. ...
Khách sạn Việt Nam được hotel84.com quảng bá và cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách sạn giá tốt nhất, thông tin về các Khach san cho chuyến công tác hay kỳ nghỉ thú vị đầy kỷ niệm của du khách.