Làng Chăm Châu Giang An Giang

Làng Chăm Châu Giang An Giang
Về An Giang, một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, người ta hay nhắc đến những làng Chăm bên dòng sông Hậu. Cuộc sống của cộng đồng dân tộc Chăm An Giang cũng chính là niềm cảm hứng sáng tác của biết bao nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, những ngôi làng của đồng bào Chăm luôn có sức cuốn hút lạ kỳ bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo, quyến rũ giữa lòng châu thổ.
 
Nét độc đáo của thánh đường:
Qua phà Châu Giang, ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi là Thánh đường Mubarak (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu) có lịch sử hàng trăm năm tuổi. Thánh đường Mubarak được thiết kế bởi kiến trúc sư Mohamet Amin nên nhìn từ xa giống như các đền thờ cổ của Ba Tư, Ấn Độ với cổng chính hình vòng cung, uy nghi trước khoảng sân rộng. Trên nóc thánh đường có một tháp lớn hai tầng hình bầu dục, dưới chân tháp có hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao, tượng trưng cho đạo Hồi. Bốn góc trên nóc thánh đường đều có bốn tháp nhỏ, giữa nóc có hai tháp bầu tròn nhô cao, đây được xem là công trình kiến trúc tiêu biểu của cộng đồng người Chăm ở An Giang vào thời đó.
 
Tại Châu Giang và những vùng lân cận còn nhiều thánh đường (Masjid) hay tiểu thánh đường (Surao) khác nằm dọc hai bên đường hướng về thị xã Tân Châu. Hoặc con đường từ Châu Đốc đi qua cầu Cồn Tiên về huyện, cửa khẩu Khánh Bình thì cũng sẽ nhìn thấy nhiều thánh đường Hồi giáo, mỗi thánh đường mỗi vẻ, nhưng công trình nào cũng nguy nga, tráng lệ theo kiểu kiến trúc Trung Đông. Đặc biệt, bên trong thánh đường lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng và thoáng mát nhờ dãy hành lang rộng xung quanh, hay mái vòm cao và nhiều cửa sổ lớn…
 
Mọi sinh hoạt thường ngày của xóm làng xoay quanh thánh đường. Ngôi giáo đường này, người Việt sống ở lân cận vẫn quen gọi là “chùa Chàm,” nhưng ở đây, kiến trúc và trang trí bên trong cho thấy chỉ là một ngôi nhà khang trang để bổn đạo tụ họp dâng lễ nguyện tập thể và nghe thuyết giảng vào ngày thứ sáu trong tuần, thể hiện sự tôn thờ Đấng Tạo Hóa Allah nên không có pho tượng thờ nào cả ngoài chiếc bục đơn giản có ba bậc như nấc thang nằm sát bên trong cùng. Mỗi ngày năm lần, khi trời hửng sáng, trưa ngọ, xế chiều, chạng vạng và trở về khuya, chính từ ngọn tháp kể trên, phát ra một hồi trống và tiếp theo là lời ngân nga kêu gọi đến giáo đường dâng lễ nguyện.
 
Người Chăm và kiến trúc nhà sàn gỗ:
Có lẽ ấn tượng nhất đối với làng Chăm Châu Giang chính là những ngôi nhà sàn gỗ, trong đó phải kể đến những ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm tuổi. Tiếp chúng tôi tại ngôi nhà sàn lâu năm nhất làng, Phó cả Tuan Haji Ahmath nói: “Nhà này đã bốn đời sinh sống. Đây là ngôi nhà truyền thống có cấu trúc tiêu biểu nhất cho nhà sàn gỗ người Chăm An Giang. Do lịch sử sống ở vùng sông nước nên nhà phải có sàn cao để chống lũ. Sàn được đôn cao bằng hệ thống cột bằng gỗ nguyên cây chủ yếu là các loại danh mộc như: Cẩm lai, căm xe, cà chất… mà quý nhất bà con thường dùng là cột giáng hương. Cây được tước hết vỏ, bào nhẵn, cao khỏi đầu người để phù hợp với mùa nước nổi dâng cao. Mặt tiền nhà nào cũng có một cái thang bằng gỗ. Hai cửa cái ra vào hơi thấp so đầu người có hai ý nghĩa: Người lạ vào nhà phải cúi thấp để chào cái nhà và chào chủ nhà. Vách lót sàn thường bằng gõ đen hoặc cẩm lai hay thao lao. Tùy điều kiện mỗi gia đình và loại gỗ dùng cất nhà cũng thể hiện đẳng cấp hay sự giàu có của gia chủ”. Nhà người Chăm An Giang thường có hay loại: Nhà nhỏ 4 gian và nhà lớn 5 gian hay còn gọi là Qê W.
 
Bên trong nhà hầu như không có bàn ghế, nên khi khách đến nhà thì chủ nhà thường trải chiếc chiếu hoặc tấm thảm, để chủ khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Đặc biệt lưu ý không được tự động vượt qua khung cửa có màn che được trang trí tùy theo mức độ giàu nghèo của chủ nhà, ngăn cách với gian nhà trong. Theo tập tục, đây là khu vực hoàn toàn dành cho đàn bà con gái sinh hoạt, không lẫn lộn với đàn ông con trai. Nhà cửa đồng bào Chăm trước kia do sống quần tụ nên phần lớn cất sát vào nhau, mở cánh cửa sổ bên này là có thể chuyện trò với nhà bên kia được, nên tạo cảm giác như con người đang hợp quần lại.
 
Những ngôi nhà sàn gỗ truyền thống hiện còn khá ít do phần lớn xuống cấp và một phần do sự hòa hợp nên các gia đình khá giả chuyển sang nhà tường. Theo ông Phó cả, hiện cả làng Chăm Châu Giang chỉ còn khoảng 50 căn nhà gỗ truyền thống, trong đó chừng 10 nhà có tuổi đời trên dưới 100 tuổi. Và đây cũng là một trong hai làng Chăm trong tỉnh còn lưu giữ bộ trống Rap Pà-nà cổ đầy đủ nhất phục vụ trong các sinh hoạt truyền thống cho đồng bào dân tộc.
Nguồn: Internet
chia sẻ ảnh đẹp check in
Tin bài liên quan khác
TOP ĐIỂM ĐẾN
Cô Tô Cô Tô
53 khách sạn
Biển Hải Hòa Biển Hải Hòa
11 khách sạn
Hải Tiến Hải Tiến
29 khách sạn
Sầm Sơn Sầm Sơn
70 khách sạn
Đà Lạt Đà Lạt
102 khách sạn
KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU
Chiêm ngưỡng những hình ảnh và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo.
Chiêm ngưỡng những hình ảnh đầu tiên và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo. Một địa điểm Mới - Đẹp - Lạ tại Sapa năm 2022. ...
Khách sạn Việt Nam được hotel84.com quảng bá và cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách sạn giá tốt nhất, thông tin về các Khach san cho chuyến công tác hay kỳ nghỉ thú vị đầy kỷ niệm của du khách.