Di tích Ngã ba Giồng Sắn Đồng Nai

Di tích Ngã ba Giồng Sắn Đồng Nai
Khu vực ngã ba Giồng Sắn trước đây thuộc xã Phú Hữu, nay thuộc địa bàn ấp Bến Đình, xã Phú Đông huyện Nhơn Trạch. Đây là một đầu mối giao thông đường thuỷ nối vào sông Ông Kèo. Vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước thì bến Giồng Sắn thường xuyên có nhiều ghe xuồng neo đậu. Người dân địa phương và các vùng Long Thành, Bình Khánh, Nhà Bè và cả ngư dân  từ các tỉnh Bến Tre, Long An thường tập trung về đây để trao đổi hàng hoá. Giồng Sắn trở thành nơi họp chợ ven sông có đông đúc ghe thuyền.
 
Địa bàn Nhơn Trạch là nơi có phong trào đấu tranh cách mạng kiên cường. Trong thời kỳ chống Mỹ, một số đơn vị lực lượng vũ trang cách mạng chọn làm địa bàn đứng chân hoạt động. Quân đội Sài Gòn tổ chức nhiều cuộc càn quét nhưng không đánh phá, tiêu diệt, đàn áp được phong trào cách mạng của địa phương.
 
Thực hiện kế hoạch bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng 2 năm 1964 – 1965, chính quyền Sài Gòn đã tổ chức nhiều cuộc hành quân về hướng  Đông Bắc và Đông Nam Sài Gòn; trong đó địa bàn Nhơn Trạch là một điểm được chọn. Thế nhưng, tìm diệt lực lượng cách mạng không được, chính quyền Sài Gòn đã thực hiện cuộc tấn công thảm sát vào thường dân mà địa điểm Giồng Sắn phải gánh chịu vào ngày 25/10/1965.
 
Người dân các xã Phú Hữu, Đại Phước, Giồng Ông Đông, Vĩnh Thanh, Phước Khánh đi kiếm củi dăng câu tập trung về bến Giồng Sắn vào buổi chiều như thường lệ. Vào khoảng 4 giờ, máy bay địch xuất hiện hàng chục đợt, mỗi đợt 3 chiếc tiếng động cơ gầm rú dữ dội. Chúng thi nhau cắt bom xuống chỗ ghe xuồng đậu có nhiều người dân đang tập trung. Cảnh vật trở nên hỗn loạn với hàng trăm con người tranh nhau tìm chỗ trú thân trước làn bom đạn của quân đội Sài Gòn. Những quả bom thả xuống khiến cảnh tan thương xảy ra nặng nề. Những cột khói đen cuồn cuộn bốc lên, những cột nước dâng cao hàng chục mét rồi dập xuống bắn tung toé làm cho ghe xuồng lật úp, nhiều chiếc bị vỡ ra thành từng mảnh. Một số người chết này tại chỗ, số chạy thoạt lên bờ thì bị máy bay quần theo tấn công. Sau đợt thả bom, quân đội Sài Gòn còn cho pháo từ Nhà Bè bắn qua cấp tập như vãi trấu làm cho số người chết và bị thương càng tăng lên.
 
Cuộc oanh kích của địch làm bến Giồng Sắn trở nên hoang tàn, tang tóc. Hàng trăm ghe xuồng bị bom đạn giặc phá tan tành. Tổng cộng có 536 thường dân chết và rất nhiều người khác bị thương. Sau sự kiện nay, huyện uỷ Nhơn Trạch đã tổ chức một cuộc biểu tình với hơn 1.000 người tham gia, phản đối hành động sát hại dân lành của chính quyền Sài Gòn. Cuộc biểu tình gây nên dư luận căm phẫn lớn trong mọi giới trong cả nước, lên án sự độc ác, tàn bạo của quân đội Sài Gòn. Cuộc thảm sát này cũng dấy lên dư luận, được báo chí nước ngoài đưa tin, lên án.
 
Để tưởng nhớ những người đã mất trong chiến tranh, ngày 25/10/2004, huyện Nhơn Trạch khởi công xây dựng công trình Bia– Công viên tưởng niệm Giồng Sắn trên diện tích 15.000m2. Đây là di tích ghi dấu, tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù trong cuộc thảm sát thường dân vô tội diễn ra trên vùng đất Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai. Địa điểm Giồng Sắn được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xếp hạng di tích theo quyết định số 5160/QĐ-CT.UBND ngày 22  tháng 10   năm 2004.
chia sẻ ảnh đẹp check in
Tin bài liên quan khác
TOP ĐIỂM ĐẾN
Cô Tô Cô Tô
53 khách sạn
Biển Hải Hòa Biển Hải Hòa
11 khách sạn
Hải Tiến Hải Tiến
29 khách sạn
Sầm Sơn Sầm Sơn
70 khách sạn
Đà Lạt Đà Lạt
102 khách sạn
KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU
Chiêm ngưỡng những hình ảnh và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo.
Chiêm ngưỡng những hình ảnh đầu tiên và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo. Một địa điểm Mới - Đẹp - Lạ tại Sapa năm 2022. ...
Khách sạn Việt Nam được hotel84.com quảng bá và cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách sạn giá tốt nhất, thông tin về các Khach san cho chuyến công tác hay kỳ nghỉ thú vị đầy kỷ niệm của du khách.