Di tích địa đạo Suối Linh Đồng Nai

Di tích địa đạo Suối Linh Đồng Nai
Địa đạo Suối Linh thuộc Lâm trường Hiếu Liêm, xã Trị An, huyện Vĩnh Cửu là “căn cứ” của Ban Thông tin Khu ủy miền Đông đứng chân trong giai đọan 1962-1967. Toàn bộ di tích nằm trên đỉnh đồi có diện tích khoảng 30 ha. Di tích được cấu thành bởi hệ thống giao thông hào, hệ thống địa đạo và hệ thống hầm trú ẩn. Hệ thống giao thông hào có chiều dài tổng cộng 260,7m; nối thông vào lòng địa đạo và chỉ có một tuyến duy nhất. Hệ thống địa đạo có chiều dài tổng cộng 383,5m tạo thành hai trục chính có hình chữ V liên hoàn Lòng địa đạo có chiều cao trung bình từ 1,6-1,8m, cá biệt có đoạn cao trên 2m; rộng khoảng 60cm - 80cm. Đỉnh địa đạo hình vòm, bề dài tính từ đỉnh so với mặt đất bên trên 2m-4m. Toàn bộ hệ thống đều có lỗ thông hơi trổ lên mặt đất. Đường đi trong địa đạo gấp khúc quanh co, có các ngã ba nối thông các đoạn địa đạo với nhau hoặc dẫn lên các miệng địa đạo. 
Miệng địa đạo có kích thước vừa một người chui vào, đường xuống dốc thoai thoải, gấp khúc hoặc uốn lượn. Hệ thống hầm trú ẩn được phân bố đều khắp trên mặt bằng di tích có dạng hình chữ nhật, có từ một đến hai miệng địa đạo nằm ở góc hầm nối thông vào lòng địa đạo. Ngoài ra còn có một số miệng địa đạo độc lập (miệng giếng) có dạng hình tròn (đường kính khoảng 1,2m) hoặc hình chữ nhật (kích thước khoảng 1,2m x 1m). Điểm đặc biệt là miệng địa đạo độc lập ở Suối Linh được đào rất qui mô, xuyên qua lớp sỏi lateric dày khoảng 2m, độ sâu của giếng khoảng 4m-6m. Trên mặt bằng di tích hiện có tất cả 12 miệng.
 
Khu ủy, Bộ Tư lệnh chủ trương đào địa đạo Suối Linh năm 1962. Khu ủy quyết định điều về Ban thông tin một tiểu đội nữ chiến sĩ trẻ phối hợp với lực lượng học viên, bảo vệ của Ban thông tin đào địa đạo xây dựng căn cứ. Địa đạo được mở ở khu vực đỉnh đồi (về phía bắc) và chia làm hai nhánh theo hình chữ V. Cách thức đào địa đạo giống như đào giếng. Đầu tiên đào một giếng hình vuông, sau khi đào sâu xuống 4m-6m bắt đầu mở miệng trổ vào và đào nối thông với các miệng khác. Các bộ phận của Ban thông tin chia làm các tổ và thay phiên đào, mỗi bộ phận đào một đoạn và nối thông  lại với nhau. Riêng tiểu đội nữ tập trung đào đường xương sống. Để bảo vệ căn cứ từ xa, Ban thông tin chỉ đạo xây dựng hệ thống phòng ngự bằng rào cò, cây rừng được chặt ngã xuống đan xen nhau có độ dày 50m - 70m thành hàng rào bao quanh bảo vệ căn cứ, bên dưới cắm chông bằng tre và cau rừng.
 
Từ địa đạo Suối Linh này, Ban Thông tin Khu uỷ miền Đông đã đứng chân hoạt động trong một thời gian dài, đảm bảo hệ thống tin tức cho các hoạt động của lực lượng cách mạng cho đến trước cuộc nổi dậy xuân Mậu Thân. Địa đạo Suối Linh được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 13 tháng 9 năm 1999.
chia sẻ ảnh đẹp check in
Tin bài liên quan khác
TOP ĐIỂM ĐẾN
Cô Tô Cô Tô
53 khách sạn
Biển Hải Hòa Biển Hải Hòa
11 khách sạn
Hải Tiến Hải Tiến
29 khách sạn
Sầm Sơn Sầm Sơn
70 khách sạn
Đà Lạt Đà Lạt
102 khách sạn
KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU
Chiêm ngưỡng những hình ảnh và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo.
Chiêm ngưỡng những hình ảnh đầu tiên và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo. Một địa điểm Mới - Đẹp - Lạ tại Sapa năm 2022. ...
Khách sạn Việt Nam được hotel84.com quảng bá và cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách sạn giá tốt nhất, thông tin về các Khach san cho chuyến công tác hay kỳ nghỉ thú vị đầy kỷ niệm của du khách.