Chùa Long Thiền Đồng Nai

Chùa Long Thiền Đồng Nai
Chùa Long Thiền nằm bên hữu ngạn sông Đồng Nai thuộc ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa (trước kia thuộc thôn Bình Long, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên). 
 
Theo tài liệu lưu tại Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai, chùa Long Thiền được xây dựng vào năm 1664 do tổ sư Thành Nhạc, người miền Trung vào khai sáng. Chùa Long Thiền tọa lạc trên một vùng đất long mạch qúy. Trước chùa có sông Đồng Nai, sau lưng chùa có núi Châu Thới, từ chùa tỏa ra quanh vùng, từ xã Hoá An đến Thạnh Hội là “ long mạch của Thanh Long “, còn mũi Châu Thới dựng lên như cánh đuôi rồng, chùa Long Ẩn biểu trưng miệng rồng, núi Bửu Phong biểu thị “trái châu“ ví như rồng ngậm trái châu. 
 
Trải qua bao thế kỷ, ngôi chùa được khang trang như hiện nay đã phải qua ba lần trùng tu. Lần thứ nhất vào năm 1748, đời tổ Phật chiếu dòng Lâm tế thứ 35 xây dựng thêm chánh điện bằng gỗ ba gian, hai chái, có thêm nhà Tổ làm bằng vách ván. Gần một thế kỷ sau, vào năm 1842, đời tổ Tiên Đức dòng Lâm tế thứ 37 trùng tu chùa lần thứ hai. Lần này, Tổ đường được tu bổ lại, cất thêm khách đường và nhà trù (nhà bếp), tường xây gạch, nền lót gạch tàu, nóc vẫn lợp ngói âm dương. Diện mạo chùa khang trang, nghiêm kính được đông đảo Phật tử gần xa đến chiêm bái. Hơn một trăm năm sau, chùa được trùng tu lần thứ ba do hòa thượng Thích Huệ Thành dòng Lâm tế thứ 40 chủ trì. Nguyên do trùng tu lần này là chùa bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận bão lụt năm 1952 (Nhâm Thìn) . Năm ấy, hơn một tuần lễ, thành phố Biên Hòa chìm trong biển nước mênh mông, chùa Long Thiền chỉ còn cái nóc nhô trên mặt nước và có nguy cơ sụp đổ. Lần trùng tu thứ ba đã đem lại cho ngôi chùa diện mạo mới. Giảng đường, khách đường, tăng đường được xây, mở rộng thêm. Mái lợp ngói tây, riêng nhà trù lợp tôn xi măng. Tường được xây dựng lại hoàn toàn bằng gạch thẻ với chất liệu mới vững chắc. Nền lót gạch tàu và gạch bông, giảng đường có thêm gác lửng. Chánh điện được tôn cao thêm 1 mét, với hành lang, sảnh mở rộng thêm ra hai bên. 
 
Trên khu đất bằng phẳng, trước có sông lặng lờ nước chảy, chùa Long Thiền uy nghiêm, cổ kính nhưng rất hữu tình. 
 
Chùa được xây theo lối kiến trúc hình chữ tam, mặt chính chùa hướng ra sông theo hướng Đông Bắc. Khoảng sân rộng của chùa có nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát. Những nét chạm trỗ công phu của tiền đình khi có ánh nắng của buổi áng xuyên qua tán lá trông lung linh, tuyệt đẹp. Dưới gốc cổ thụ có tượng Phật Di Lặc tọa thiền. Bên tả là nhà tăng, bên hữu là hòn giả sơn phổ đá, tượng Phật Quan Âm đứng uy nghi với nét mặt nhân từ, khoan dung, chan chứa và từ bi. Khuôn viên chùa là khu vườn rộng, còn lưu lại những bảo tháp cổ trong đó có bảo tháp của tổ sư Thành Nhạc khai sáng với tấm bia bằng đá xanh chạm trỗ tinh vi. Ngoài ra, còn có hai ngôi mộ cổ –“ mộ Song hồn “- của vị đại thần và phu nhân có công với việc khai hoang lập ấp, xây dựng Long Thiền tự. 
 
Từ ngoài nhìn vào, ta thấy sự uy nghi, bề thế của ngôi chùa. Chánh điện, nhà thờ Tổ, giảng đường, tăng đường, nhà trù tiếp nối nhau. Tuỳ theo chức năng của từng nơi trong chùa mà cách bài trí từng mảng hài hòa nhau. Phần chánh điện uy nghiêm tôn kính. Bệ thờ chính thờ Phật Di Đà, Thích Ca, Ngọc Hoàng, Tam Thế Phật, Đức Địa Tạng, Ông Tiêu... và các vị Bồ Tát. Đối xứng hai bên thờ Già Lam, Linh Sơn cùng Thập điện Diêm Vương. Dối diện bàn thờ chính là bàn thờ bằng xi măng hai mặt thờ Tiên Diệu Đại Sĩ, Tam châu Hộ pháp cùng đức Thiên Thủ, Thiên Nhãn. Những hàng cột chính trong chánh điện chạm khắc tinh tế đề tài hoa điểu, bát tiên, lý ngư hóa long, nhựt nguyệt, tứ linh được sử dụng trang trí một cách tinh tế trong chánh điện tăng thêm nét cổ kính cho ngôi chùa. Trên khắp xà ngang treo hoành phi khắc chữ Hán sơn son thếp vàng sắc sảo với nội dung về chánh pháp, khuyên nhủ con người với lòng từ bi bác ái. 
 
Hiện nay chùa Long Thiền là trụ sở của Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai. Hàng năm, vào các dịp lễ lớn: Phật Đản, ngày vía, ngày giỗ tổ (18 /12 âm lịch) ... rất đông thiện tâm tín hữu, tăng ni Phật tử đến cúng. 
 
Với một lịch sử ra đời khá lâu- 1664 – Long Thiền tự được xem như là cái nôi của trung tâm truyền bá Phật giáo vào vùng đất Nam Bộ. Không những thế, nơi đây còn minh chứng cho sự hiện diện của người Việt ở đất Đồng Nai từ giữa thế kỷ XVII, họ khai hoang lập ấp ở xứ Đồng Nai trước khi nhóm khai khẩn Trần Thượng Xuyên đến (1679) đặt cơ sở nền tảng cho thống suất Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược phía Nam (1698) thiết lập bộ máy hành chánh trên vùng đất Đồng Nai. 
 
Là một kiến trúc tôn giáo, là một cái nôi của trung tâm Phật giáo xứ Đàng Trong cùng với sự đóng góp trong sự nghiệp cách mạng nước nhà, chùa Long Thiền có một vị trí trong lịch sử của vùng đất Đồng Nai. 
chia sẻ ảnh đẹp check in
Tin bài liên quan khác
TOP ĐIỂM ĐẾN
Cô Tô Cô Tô
53 khách sạn
Biển Hải Hòa Biển Hải Hòa
11 khách sạn
Hải Tiến Hải Tiến
29 khách sạn
Sầm Sơn Sầm Sơn
70 khách sạn
Đà Lạt Đà Lạt
102 khách sạn
KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU
Chiêm ngưỡng những hình ảnh và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo.
Chiêm ngưỡng những hình ảnh đầu tiên và một vài góc của Khu du lịch Vườn Vô Cực Sapa bạn có thể checkin sống ảo. Một địa điểm Mới - Đẹp - Lạ tại Sapa năm 2022. ...
Khách sạn Việt Nam được hotel84.com quảng bá và cung cấp dịch vụ tìm kiếm khách sạn giá tốt nhất, thông tin về các Khach san cho chuyến công tác hay kỳ nghỉ thú vị đầy kỷ niệm của du khách.